Cửa gỗ công nghiệp loại nào tốt? Dưới đây là TOP 2 cửa gỗ công nghiệp được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Với ưu điểm là giá thành rẻ, cửa bền và đẹp, kiểu dáng đa dạng. Cửa gỗ công nghiệp MDF và cửa gỗ công nghiệp HDF sẽ dần trở thành xu hướng lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng và các chủ đầu tư trong những năm tới. Vậy ưu điểm và những nhược điểm của loại cửa này là gì? Cùng Vinadoor đón đọc trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Cửa gỗ công nghiệp loại nào tốt?
Cửa gỗ công nghiệp MDF
Cửa gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) có nghĩa là ván sợi gỗ mật độ trung bình, có nguồn gốc là gỗ tự nhiên được xoay nhuyễn tạo thành bột. Được sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách liên kết các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp. Sau đó được định hình thành khuôn và đưa vào ép nén với lực nén trung lớn.
Là giải pháp cửa gỗ tiết kiệm chi phí có thể nói là rẻ nhất trong hệ thống cửa gỗ công nghiệp, giúp tiết kiệm tương đối chi phí cho chủ đầu tư.
Đặc tính
Độ bền cao: do cửa được xử lý bằng công nghệ cao, chất gỗ cứng, bền, chắc.
Tính thẩm mỹ cao: Trên nền phẳng của bề mặt Cửa gỗ MDF có thể chạy rãnh hoặc thêm ô kính, nẹp Nhôm,…Tạo ra nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng.
Do kếu cấu bên trong rỗng nên cửa có khả năng cách âm tốt, giúp bạn cảm thấy yên tĩnh không bị làm phiền bởi những tác động xung quanh.
Không bị cong vênh, nứt nẻ do đã triệt tiêu sớ gỗ giúp cửa sử dụng được lâu hơn.
Chịu lực: Cửa chịu được lực mạnh tác động từ bên ngoài.
Xem thêm: cửa gỗ công nghiệp MDF
Cửa gỗ công nghiệp HDF
Cửa gỗ công nghiệp HDF (Hight Density Fiberboard) là một loại bột gỗ đã qua xử lý và nén ép cùng với keo, chất phụ gia dưới áp lực cao để tạo thành tấm định hình theo thiết kế yêu cầu.
Đặc tính
Cửa có khả năng chống ẩm do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường bảo vệ cửa tốt hơn khi gặp trời ẩm tuy nhiên vẫn nên tránh môi trường ẩm và tiếp xúc với nước.
Cửa chống cong vênh tốt, không bị co ngót trương nở theo thời tiết.
Cửa gỗ công nghiệp HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
Có độ cứng cao, bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
Khả năng chịu lực, tương tác tốt giúp cửa không bị hư hại khi va đập.
Khả năng chịu nước tốt hơn so với những loại cửa gỗ khác
Xem thêm: cửa gỗ công nghiệp HDF
Ngoài 2 loại cửa gỗ công nghiệp MDF và cửa gỗ công nghiệp HDF ra thì còn cửa gỗ công nghiệp loại nào tốt không? Dưới đây là loại cửa cực kì hợp cho những vùng cực kì ẩm thấp như nhà tắm, nhà vệ sinh..
Cửa gỗ công nghiệp chịu nước 100%
Cửa gỗ chịu nước dần trở thành xu hướng được nhiều gia chủ và chủ thầu xây dựng lựa chọn. Loại cửa này đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên.
Được cấu tạo từ các loại bột gỗ và được xử lý bằng keo hóa chất phụ gia. Trải qua quá trình sản xuất khép kín với độ chịu nén cao tạo nên những tấm ván ép cao cấp. Có khả năng chống thấm nước tốt.
Nhưng loại cửa này cũng có những nhược điểm như: cửa có độ cứng không cao. Vì vậy loại cửa này chỉ phù hợp lắp đặt các loại cửa thông phòng, cửa phòng ngủ, cửa nhà vệ sinh. Không phù hợp lắp đặt cửa tại những nơi có chứa nhiều ánh sáng tự nhiên. Tuổi thọ cũng như độ bền của cửa sẽ bị giảm.
Các loại phủ bề mặt của cửa gỗ công nghiệp
Thông thường cửa gỗ công nghiệp được hoàn thiện bề mặt bằng các loại vật liệu chính là Melamine, laminate, Veneer
Veneer
Veneer (hay còn gọi là ván lạng) là tấm ván mỏng, được lạng ra từ cây gỗ tròn tự nhiên.
Ưu điểm của gỗ veneer:
Gỗ veneer có lớp bề mặt phủ veneer có nguồn gốc gỗ tự nhiên. Vì thế mà các sản phẩm làm bằng gỗ veneer có màu sắc và đường vân của gỗ tự nhiên
Bề mặt sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt
Có thể điều chỉnh sắp xếp, ghép vân theo nhiều cách để trang trí, tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
Giá thành tương đối rẻ
Thân thiện với môi trường
Nhược điểm của gỗ veneer
Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước.
Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập quá mạnh.
Laminate
Ưu điểm
Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, ngoài những màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ.
Bề mặt film của tấm vật liệu vô cùng phong phú như các vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá…
Bề mặt có tính năng chống xước, chống phai màu, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ vẻ đẹp của nội thất lâu dài.
Có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu va đập cũng như các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm.
Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép
Nhược điểm
Giá thành khá cao
Melamine:
Bề mặt Melamine được làm từ hợp chất hữu cơ Melamine. Thực chất là những tấm giấy trang trí nhúng keo Melamine. Vì thế, còn được gọi với tên là giấy Melamine, tấm phủ Melamine, MFC, …
Tấm phủ Melamine được dùng để ép trên bề mặt của các tấm ván gỗ dăm. Chúng có tác dụng để trang trí, đồng thời tăng tăng thêm tuổi thọ cho gỗ công nghiệp
Ưu điểm
Lớp phủ bề mặt Melamine là có nhiều màu sắc đa dạng, phong phú. Đặc biệt rất khó phai màu và có độ chống xước cao.
Có khả năng chống mối mọt, chống thấm nước, tác động của hóa chất và chịu va đập cực tốt.
Bên cạnh đó còn là chất liệu thân thiện với môi trường, không gây hại cho người tiêu dùng.
Melamine có nhiều loại vân gỗ và hoa văn đa dạng. Dễ dàng đáp ứng được nhu cầu phù hợp với người sử dụng.
Dễ dàng vệ sinh lau chùi bề mặt.
Giá thành chất liệu này khá rẻ.
Nhược điểm
Hạn chế về tạo dáng (đặc biệt là các bề mặt cong, uốn lượn, góc cạnh)
Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác
Tại Vinadoor chúng tôi chuyên cung cấp và thi công:
Cửa công nghiệp MDF phủ Melamine hoặc Laminate
Hotline: 0923 222 222 – 18008040
Tổng đài CSKH: 028 22 419 419
Website: https://www.vinadoor.net
Trụ sở: 1/4B đường Linh Đông, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
Nhà máy: 119 Tam Bình, Q. Thủ Đức, TP. HCM